Nỗi oan với 4 đứa con không cùng huyết thống

Vụ án kỳ lạ và trớ trêu của người phụ nữ sống tại bang Washington khiến cho cả quan tòa và công chúng phải đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi sự thật dần được hé lộ.

Năm 2002, Lydia Fairchild, người mẹ đơn thân sống tại bang Washington, Mỹ, đã sốc đến không nói nên lời sau khi kết quả xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh cho thấy cả 3 đứa con cô từng mang nặng đẻ đau đều không phải là con ruột của cô.

Kết quả kỳ lạ này đã làm cuộc sống của Lydia hoàn toàn đảo lộn, khiến cô suýt rơi vào vòng lao lý vì bị nghi ngờ lừa đảo, thậm chí là bị tước luôn quyền nuôi dưỡng các con.


Mãi cho đến khi các nhà khoa học vào cuộc nghiên cứu - xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh, họ mới phát hiện ra rằng không phải Lydia, mà chính người em song sinh với cô mới là mẹ ruột của những đứa trẻ. 

Nhưng thực tế người em này lại chưa từng tồn tại trên đời.

Vụ lừa đảo trợ cấp xã hội khiến quan tòa nhức não

Câu chuyện oái oăm của Lydia bắt đầu từ năm 2002. Là một người mẹ đơn thân thất nghiệp 2 con và một đứa nữa đang chuẩn bị chào đời - xét nghiệm ADN, Lydia không còn cách nào khác là phải đăng ký xin trợ cấp xã hội của bang Washington.

Mọi chuyện tưởng rất thuận lợi cho đến một ngày nọ, Lydia nhận được cuộc điện thoại từ các nhân viên tại trung tâm dịch vụ xã hội, yêu cầu cô đến gặp họ gấp.

Trong lòng Lydia vẫn nghĩ đó chỉ là một cuộc gặp gỡ bình thường trước khi xét duyệt hồ sơ, nào ngờ đâu vừa bước chân vào phòng, cô đã nhận phải những ánh mắt soi mói đầy ác cảm cùng với câu hỏi đanh thép: "Thật ra cô là ai?"
Lydia choáng váng với những gì cô nghe được tiếp theo Decal dán kính, rằng kết quả xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh cho thấy bạn trai cô, Jamie Townsen, là bố ruột của những đứa trẻ, nhưng Lydia thì hoàn toàn không phải mẹ ruột.

Bằng chứng rành rành không thể chối cãi đã khiến Lydia trở thành nghi phạm của một vụ lừa đảo, có khả năng bị kiện ngồi tù.

Bên cạnh đó, Lydia còn bị nghi ngờ mang thai hộ trái phép, trường hợp xấu nhất cô sẽ bị tước luôn quyền nuôi dưỡng các con.

Lydia cùng gia đình rơi vào trạng thái hoảng loạn. 

Họ thật sự không hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình. Rõ ràng Lydia là người đã mang nặng đẻ đau các con cô nhưng vì sao cô lại không phải mẹ ruột của chúng.

Ngay cả đứa con thứ 3 của Lydia sau khi ra đời cũng được mang đi xét nghiệm ADN và kết quả là đứa trẻ cũng chẳng phải con của Lydia.

Vụ việc được đưa ra tòa án xét xử, Lydia tiếp tục được thử nghiệm ADN thêm lần nữa để chắc rằng không có điều gì nhầm lẫn.

Thế nhưng kết quả vẫn vậy, Lydia vẫn không phải là mẹ ruột của những đứa trẻ do chính cô mang nặng đẻ đau.

Nỗi oan ức của người mẹ kêu trời không thấu, kêu đất không hay vì mọi bằng chứng từ ADN đều chính xác không thể chối cãi.

Mãi cho đến khi một công tố viên lục tìm thông tin từ kho dữ liệu y học đã vô tình phát hiện được một trường hợp kỳ lạ tương tự từng xảy ra vào năm 1998, câu chuyện của Lydia dần dà được làm sáng tỏ.

Hai người phụ nữ giấy dán kính, cùng một câu chuyện khó hiểu

Năm 1998, một người phụ nữ 52 tuổi sống tại Boston tên Karen Keegan trong một lần kiểm tra gene di truyền để ghép thận từ con trai mới bàng hoàng phát hiện ra cả hai người con đều không phải là con ruột của bà.

Bà Keegan cũng từng nhận được những câu hỏi nghi ngờ tương tự như Lydia.

Hàng loạt nghi vấn đã được đặt ra về nơi Keegan sinh con, liệu đây có phải là một sự nhầm lần khi thụ tinh nhân tạo, là do sai sót trong thủ tục bệnh viện hay Keegan là một kẻ lừa đảo?

Các bác sĩ tại bệnh viện Boston đã lấy mẫu tóc, mẫu máu xét nghiệm ADN làm giấy khai sinh, nước bọt của Keegan để xét nghiệm, tất cả đều không trùng khớp với ADN của các con bà. 

Lúc này Keegan chợt nhớ rằng bà từng làm phẫu thuật cắt tuyến giáp và mẫu tế bào này vẫn còn được lưu giữ tại một phòng thí nghiệm gần Boston.

Thật may mắn phần tuyến giáp bị cắt này lại chính là chìa khóa hóa giải mọi khúc mắc khi ADN tìm thấy được xác định trùng khớp với ADN của hai người con trai Keegan.

Theo báo cáo thi công chống sét, trường hợp của Keegan được gọi là hiện tượng chimerism hay gene chimera, khi một người có nhiều hơn một bộ gene di truyền.

Hiện tượng xảy ra trong quá trình thụ thai đôi nhưng vì lí do nào đó cấu trúc di truyền của hai bào thai lại kết hợp làm một hoặc do một phôi bào thoái hóa nên bị phôi còn lại hấp thụ.

Kết quả là đứa trẻ sinh ra có đến 2 bộ gene khác nhau trong người. Có thể nói là cả Keegan và Lydia đều là người chị em song sinh của chính họ.

Sau khi phát hiện ra trường hợp tương tự của Keegan, quan tòa đồng ý cho Lydia đi làm các kiểm tra di truyền phức tạp hơn, cuối cùng các nhà khoa học xác nhận rằng Lydia thật sự mang trong người 2 bộ gene di truyền, một của cô và một của người em song sinh đã bị cơ thể cô hấp thụ.

Nghi ngờ về việc mang thai hộ trái phép và lừa đảo cũng bị dập tắt khi đứa con thứ 4 của Lydia ra đời vẫn tiếp tục được xác định không phải là con ruột của cô.

Vụ kiện cáo cuối cùng đã chính thức được bãi bỏ.

Theo Helino

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

IS tung video kêu gọi thành viên giết tổng thống Putin

Tất tần tật về Apple Watch 5 - 40mm Space Gray Aluminum

Apple sẽ giới thiệu MacBook Pro 14 và 16 inch 2022 sở hữu chip M2 Pro và M2 Max mới vào tháng 11 tới